Giỏ hàng của bạn trống!
Các yếu tố nguy cơ dẫn đến trầm cảm bạn đã biết? | Safe and Sound
Hiểu rõ các yếu tố nguy cơ dẫn đến trầm cảm là bước đầu quan trọng để ngăn chặn và điều trị căn bệnh này. Dưới đây là những yếu tố nguy cơ chính và trong mỗi tình huống, vai trò của chuyên gia tâm lý trong việc nhận diện và hỗ trợ điều trị là không thể thiếu.
Phí Thuỳ Linh | Cử nhân Y tế Công cộng – Ứng dụng chăm sóc sức khỏe tinh thần Safe and Sound
Viện Ứng Dụng Công Nghệ Y Tế
1. Trải qua sự kiện căng thẳng hoặc sang chấn tâm lý
Ảnh 1: Những sự kiện căng thẳng có thể là nguyên nhân dẫn đến trầm cảm
Những sự kiện căng thẳng như mất người thân, ly hôn, thất nghiệp hoặc thậm chí là áp lực công việc kéo dài có thể là nguyên nhân dẫn đến trầm cảm. Ngoài ra, những sự kiện gây sang chấn tâm lý như bị lạm dụng, bạo lực, tai nạn hoặc thảm họa thiên nhiên cũng có thể tạo ra tác động nghiêm trọng lên tâm lý.
Sự mất mát hoặc đau thương không chỉ khiến người ta buồn bã mà còn có thể gây ra cảm xúc tiêu cực như: cô đơn và hoảng sợ. Nếu những cảm xúc này nếu không được xử lý kịp thời, chúng có thể khiến bạn bị trầm cảm. Chuyên gia tâm lý sẽ giúp người bệnh đối diện và xử lý những sang chấn tâm lý này. Bằng các liệu pháp tâm lý, họ sẽ giúp người bệnh hiểu rõ cảm xúc của mình, từ đó tìm cách vượt qua những cú sốc tâm lý và hạn chế bị trầm cảm.
Ngoài ra, để ngăn chặn những vấn đề tâm lý có thể xảy ra trong thời điểm khó khăn, bạn có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ bạn bè, gia đình và các chuyên gia. Đừng tự cô lập một mình với những nỗi đau buồn, khổ tâm mà thay vào đó, hãy chia sẻ cảm xúc và chấp nhận sự giúp đỡ từ xung quanh.
2. Sử dụng chất kích thích
Việc lạm dụng rượu, ma túy, và các chất kích thích khác không chỉ làm hại sức khỏe thể chất mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tâm thần. Sử dụng chất kích thích có thể làm mất cân bằng hormone trong cơ thể, gây ra những thay đổi về cảm xúc và hành vi, từ đó dễ dẫn đến trầm cảm. Thậm chí, việc nghiện chất kích thích còn làm cho người bệnh rơi vào vòng luẩn quẩn: sử dụng chất để cảm thấy tốt hơn, nhưng lại càng khiến tình trạng trầm cảm tồi tệ hơn.
Chuyên gia tâm lý đóng vai trò quan trọng trong việc giúp những người bị nghiện chất nhận ra tác hại và tìm cách thoát khỏi tình trạng này. Họ cung cấp các liệu pháp như nhận thức hành vi (CBT) để giúp người bệnh thay đổi cách suy nghĩ và hành vi liên quan đến việc sử dụng chất kích thích, từ đó giảm thiểu nguy cơ trầm cảm.
Cuối cùng là, để hạn chế ảnh hưởng của chất kích thích tới sức khoẻ tâm thần, hãy hạn chế hoặc ngừng sử dụng các chất kích thích. Nếu đã mắc nghiện, bạn cần tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia và các chương trình cai nghiện để phục hồi sức khoẻ.
3. Tiền sử mắc các rối loạn tâm lý khác
Ảnh 2: Những người từng mắc các rối loạn tâm lý có nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn
Những người từng mắc các rối loạn tâm lý khác như rối loạn lo âu, rối loạn hoảng sợ, hay rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) có nguy cơ cao hơn mắc trầm cảm. Các chuyên gia tâm lý cho biết, những rối loạn này thường đi kèm với sự lo lắng, căng thẳng và các cảm xúc tiêu cực khác, nếu không được kiểm soát, chúng có thể chuyển biến thành trầm cảm. Điều này đặc biệt đúng nếu người bệnh cảm thấy không có lối thoát khỏi tình trạng tâm lý hiện tại của mình.
Chuyên gia tâm lý sẽ làm việc cùng người bệnh để xác định và giải quyết các vấn đề tâm lý hiện tại, giúp họ không để tình trạng này leo thang thành trầm cảm. Họ cũng có thể kết hợp nhiều phương pháp điều trị khác nhau, chẳng hạn như liệu pháp nhận thức hành vi hoặc liệu pháp tâm động học, để giúp người bệnh kiểm soát tốt hơn cảm xúc của mình và ngăn chặn nguy cơ trầm cảm.
Theo các chuyên gia tâm lý, để ngăn chặn các rối loạn tâm lý phát triển thành trầm cảm, việc nhận diện và thừa nhận cảm xúc tiêu cực là rất quan trọng, giúp bạn tìm ra giải pháp thay vì để cảm xúc dẫn dắt. Tiếp theo, hãy xây dựng lối sống lành mạnh với chế độ dinh dưỡng cân bằng, tập thể dục thường xuyên và giấc ngủ đủ giúp tăng cường sức khỏe tinh thần. Duy trì liên lạc với gia đình và bạn bè cũng giúp bạn có nơi chia sẻ khi gặp khó khăn. Đồng thời, học cách quản lý căng thẳng hiệu quả qua thiền, chánh niệm và kỹ thuật thở sâu sẽ giúp bạn giữ bình tĩnh và tinh thần ổn định hơn.
4. Bệnh lý cơ thể
Những người mắc bệnh mạn tính như tiểu đường, ung thư, bệnh tim mạch, hoặc thậm chí là những bệnh kéo dài như viêm khớp, thường có nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn. Cảm giác bất lực khi phải đối mặt với bệnh tật và nỗi sợ về tương lai có thể khiến người bệnh trở nên suy sụp.
Để phòng tránh trầm cảm cho những người mắc bệnh lý, người bệnh cần thường xuyên chia sẻ cảm xúc với gia đình, bạn bè hoặc các nhóm hỗ trợ để giảm cảm giác cô lập. Duy trì thói quen tập thể dục nhẹ nhàng, như đi bộ hoặc yoga, cùng chế độ dinh dưỡng lành mạnh cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe tinh thần.
Nếu tình trạng sức khoẻ tâm thần của người bệnh trở nên xấu hơn, hãy liên hệ chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ kịp thời. Việc điều trị trầm cảm đối với những người mắc bệnh mạn tính đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa các bác sĩ và chuyên gia tâm lý. Chuyên gia tâm lý có thể giúp người bệnh điều chỉnh cách đối diện với bệnh tật, cải thiện cảm xúc và hỗ trợ họ trong việc tìm ra những phương pháp để quản lý tốt hơn cả sức khỏe tâm lý và thể chất.
5. Rối loạn nội tiết tố
Ảnh 3: Thay đổi hormone trong cơ thể có thể gây ra sự mất cân bằng về tâm trạng
Thay đổi hormone trong cơ thể, đặc biệt là ở phụ nữ trong các giai đoạn như sau sinh, mãn kinh, hoặc thậm chí là trong chu kỳ kinh nguyệt, có thể gây ra sự mất cân bằng về tâm trạng. Theo chuyên gia tâm lý, sự thay đổi đột ngột của hormone có thể làm cho phụ nữ trở nên nhạy cảm, lo âu, dễ có những cảm xúc tiêu cực và có thể dẫn đến trầm cảm nếu không được kiểm soát.
Người bị rối loạn nội tiết tố cần chú trọng cân bằng tâm lý để phòng tránh trầm cảm. Duy trì lối sống lành mạnh với chế độ ăn giàu dinh dưỡng, đặc biệt là thực phẩm giàu omega-3 và vitamin B, giúp hỗ trợ hoạt động não bộ và ổn định hormone. Tập thể dục nhẹ nhàng như yoga hoặc thiền không chỉ cải thiện sức khỏe thể chất mà còn giảm căng thẳng hiệu quả.
Nếu cảm thấy lo lắng kéo dài hoặc buồn bã không rõ lý do, người bệnh nên tìm đến chuyên gia tâm lý để được tư vấn kịp thời. Trong những trường hợp này, chuyên gia tâm lý sẽ làm việc với người bệnh để nhận diện các triệu chứng sớm và đưa ra các phương pháp giúp cân bằng cảm xúc. Họ có thể sử dụng liệu pháp nhận thức hành vi để giúp người bệnh điều chỉnh cách nhìn nhận về bản thân và môi trường xung quanh, từ đó giảm bớt tác động của sự thay đổi hormone lên tâm trạng.
Những yếu tố nguy cơ như sự kiện căng thẳng, nghiện chất, tiền sử rối loạn tâm lý, bệnh lý cơ thể, và rối loạn nội tiết tố đều có thể dẫn đến trầm cảm. Việc nhận diện và đối phó với những yếu tố này sớm sẽ giúp ngăn chặn sự phát triển của trầm cảm. Trong quá trình này, sự hỗ trợ từ chuyên gia tâm lý là vô cùng cần thiết, giúp người bệnh tìm ra giải pháp để quản lý cảm xúc và tâm trạng một cách hiệu quả, đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống.
Với sự phối hợp giữa Bác sĩ Tâm thần - Chuyên gia tâm lý và ứng dụng Công nghệ trong chăm sóc sức khỏe tinh thần, dịch vụ tư vấn/tham vấn Safe and Sound tự hào tiên phong hỗ trợ bạn “Tự phát hiện sớm - Sơ cứu cảm xúc tức thời - Hỗ trợ đồng hành dài hạn”.
Nếu bạn nghi ngờ mình gặp vấn đề tâm lý, hoặc muốn biết thêm thông tin về dịch vụ tham vấn - tư vấn tâm lý, bạn có thể liên hệ tới HOTLINE 0964 778 911 (Điện thoại/Zalo, 24/7) để được giải đáp và hỗ trợ trong thời gian sớm nhất!
CÁCH THỨC ĐẶT LỊCH HẸN tham vấn/tư vấn trực tuyến hoặc trực tiếp với chuyên gia
- Tại Fanpage Bác sĩ tâm lý SNS
- Hoặc tải và đặt lịch tham vấn trên ứng dụng Safe and Sound để quản lý và theo dõi lịch mọi lúc, mọi nơi
Safe and Sound - thuộc Viện Ứng dụng Công nghệ Y tế (IMT)
Xem thêm:
Liệu pháp trị liệu nhận thức hành vi, bạn biết gì về nó?
Phát hiện và xử trí trầm cảm ở tuổi dậy thì
Kéo phụ nữ sau sinh ra khỏi trầm cảm: tầm quan trọng của hỗ trợ tâm lý chuyên nghiệp